Thi công sơn chống thấm là cách tốt nhất bảo vệ công trình khỏi tình trạng bong tróc, hỏng bề mặt tường do tác động của độ ẩm, nước mưa,… Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn chống thấm, quy trình thực hiện cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Dưới đây là quy trình thi công sơn chống thấm do sơn Meiji Việt Nam tư vấn. Mời các bạn cùng tham khảo!

3 nguyên tắc “vàng” khi thi công sơn chống thấm

Trước khi bắt tay vào thi công, người thực hiện cần phải nắm rõ 3 nguyên tắc “vàng” khi thi công sơn chống thấm sau đây.

Nguyên tắc thi công sơn chống thấm

Nguyên tắc thi công sơn chống thấm

Nguyên tắc 1: Chống thấm từ phía có nguồn nước (Chống thấm thuận)

Đây là nguyên tắc chống thấm chủ động, tức là chống thấm xuất phát từ bức tường nơi có nguồn nước như mưa, nước ngấm, ẩm ướt,… Chiều đi của liên kết xử lý chống thấm sẽ theo hướng cùng với chiều xâm nhập của nước.

Tính đến nay, đây vẫn được coi là nguyên tắc chống thấm mang lại hiệu quả cao nhất, không chỉ vậy còn gia tăng tuổi thọ và độ bền của công trình. Do đó, chống thấm thuận cũng chính là phương pháp được các thợ sơn áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Một số ứng dụng thực tiễn của chống thấm thuận:

  • Thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh, bếp.
  • Thi công sơn chống thấm ngoại thất.
  • Thi công sơn chống thấm trần nhà.

Nguyên tắc 2: Chống thấm từ phía sau nguồn nước (chống thấm ngược)

Nguyên tắc này được áp dụng khi không thể ngăn chặn nước từ phía trước nguồn nước, thường trong các trường hợp khi nước đã xâm nhập vào cấu trúc tường hoặc các kết cấu khác. Lúc này, quá trình chống thấm sẽ được thực hiện từ bên trong cấu trúc để ngăn chặn nước tiếp tục xâm nhập.
Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp này thường chỉ mang tính chất tạm thời và không có hiệu quả cao như nguyên tắc chống thấm thuận.
Một số ứng dụng thực tiễn của chống thấm ngược:
  • Thi công chống thấm khe tiếp giáp của 2 công trình.
  • Thi công chống thấm tường không trát ngoài và đã bị ngấm nước vào bên trong.
  • Thi công bể bơi.

Nguyên tắc 3: Chống thấm đa lớp

Nếu trong trường hợp bề mặt tường là những mảng gồ ghề, lồi lõm; bạn sẽ rất khó để chống thấm chỉ với một lớp sơn chống thấm duy nhất. Lúc này, để đảm bảo khả năng chống thấm lâu dài, thợ sơn cần thực hiện chống thấm đa lớp. Đây là kỹ thuật thực hiện nhiều lớp chống thấm liên tiếp đè lên nhau nhằm tăng độ bám dính và tạo ra một lớp chống thấm bảo vệ vững chắc cho bề mặt tường.
Lưu ý: Nếu tường có kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép, trước khi thực hiện chống thấm cần đầm chặt bê tông để bề mặt được đồng đều, giúp sơn bám dính chắc chắn và từ đó quá trình chống thấm ngăn cản nước sẽ diễn ra một cách hiệu quả nhất.

Quy trình thi công sơn chống thấm chuẩn kỹ thuật

Sau khi đã nắm vững các nguyên tắc trên và biết cách ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể, thợ sơn cần tuân thủ các bước theo quy trình thi công sau đây để đảm bảo được chất lượng công trình sơn chống thống bền đẹp.

Chuẩn bị thi công

Bước 1: Vệ sinh tường:
Vệ sinh tường thi công sơn chống thấm
Vệ sinh tường thi công sơn chống thấm
Đầu tiên, hãy đảm bảo bề mặt tường được làm sạch, khô ráo và ổn định trước khi thi công để đạt được kết quả tối ưu trong quá trình chống thấm. Nếu bước này không được thực hiện đúng cách, sơn chống thấm sẽ khó có thể bám dính vào bề mặt tường, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng chống thấm và làm giảm hiệu quả của công trình.
Điều kiện yêu cầu:
  • Độ ẩm bề mặt dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter.
  • Tường không bám bụi, không dính dầu mỡ.
  • Đối với tường cũ: Phải loại bỏ lớp sơn cũ bị bong.
  • Đối với tường rêu mốc: Phải diệt hết nấm mốc trước khi sơn.
Bước 2: Pha hỗn hợp sơn chống thấm và xi măng theo tỷ lệ chính xác:
Bước tiếp theo, cần pha trộn sơn chống thấm cùng với xi măng. Đối với sơn chống thấm xi măng cao cấp Meiji – D9, tỷ lệ chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất là: 1 kg sơn chống thấm : 1kg xi măng.
Sau đó, hãy khuấy đều để loại bỏ tình trạng mọi vón cục. Lưu ý là sau khi pha phải sử dụng hết trong vòng 1 giờ, nếu không sẽ bị đông đặc và không thể sử dụng. Nếu công trình rộng, bạn nên sơn đến đâu hãy pha hỗn hợp đến đó.

Thi công sơn chống thấm

Thi công sơn chống thấm

Thi công sơn chống thấm

Bước 1: Quét lớp sơn chống thấm đầu tiên trên toàn bộ bề mặt tường cần chống thấm. Bước này sẽ tạo ra một lớp màng chống thấm kín để ngăn chặn nước xâm nhập vào trong tường.

Bước 2: Chờ khoảng 2 tiếng dưới điều kiện thường để bề mặt tường kịp khô. Điều này sẽ đảm bảo lớp sơn có thể bám dính được tốt nhất với bề mặt tường.

Bước 3: Tiếp tục sơn phủ lớp thứ hai lên bề mặt tường để hoàn tất quá trình thi công sơn chống thấm. Lưu ý rằng trước khi kết thúc quy trình, thợ sơn cần đảm bảo bề mặt tường đã được chống thấm đầy đủ, đạt được chất lượng và khả năng chống thấm tối ưu.

Các lưu ý khi thi công sơn chống thấm

Ngoài ra, trong quá trình thi công sơn chống thấm, thợ sơn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo hiệu quả của việc chống thấm và kéo dài tuổi thọ công trình. Những lưu ý quan trọng bao gồm:

Lựa chọn sơn chống thấm chất lượng

Sơn chống thấm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Do đó, bạn cần chọn một loại sơn đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng. Để đảm bảo lựa chọn được sơn chống thấm tốt, cần xem xét các yếu tố như độ bền, độ dẻo, khả năng chống thấm và khả năng chịu được các tác động thời tiết. Nếu bạn đang phân vân chưa biết chọn loại sơn chống thấm nào thì có thể tham khảo dòng sơn MEIJI  D9

Sơn MEIJI – D9 là dòng sơn chống thấm xi măng cao cấp được áp dụng công nghệ hiện đại từ Nhật Bản. Nguyên lý chống thấm của sơn là sử dụng các phân tử Microsphere đan xen ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài, nhưng vẫn giúp hơi nước có thể bay hơi một cách dễ dàng tạo không khí thoáng mát cho căn nhà. Về khả năng chống thấm, MEIJI – D9 có thể chịu được không thấm nước trong vòng 7 ngày dưới tác động của áp lực lên đến 1,5 bar.

Sản phẩm được làm từ vật liệu an toàn không cháy, không chứa chì, không chứa thủy ngân và các chất độc hại khác. Sơn đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 an toàn tuyệt đối đối với sức khỏe của người dùng.

Sơn chống thấm Meiji D9
Sơn chống thấm Meiji D9

Tham khảo chi tiết sản phẩm: Sơn chống thấm xi măng cao cấp Meiji – D9

Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất

Trước khi thi công sơn chống thấm, cần tham khảo các thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất, bao gồm sử dụng công cụ phù hợp, mật độ lớp phủ và thời gian khô cần thiết giữa các lớp sơn. Thông thường, những thông tin này sẽ được ghi trên vỏ thùng sơn. Hoặc nếu cẩn thận hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến nhà sản xuất để được tư vấn chi tiết. 

Bảo trì định kỳ

Sau khi hoàn thành quá trình thi công sơn chống thấm, cần thực hiện bảo trì và chăm sóc đúng cách, định kỳ để đảm bảo hiệu quả của hệ thống chống thấm trong thời gian dài. Việc làm này sẽ giúp kịp thời sửa chữa những hỏng hóc nếu có, thậm chí là làm mới lớp sơn chống thấm để tránh nước ngấm vào làm hư hỏng các phần khác của công trình.
Trong bài viết trên đây, sơn Meiji đã hướng dẫn các bạn chi tiết quy trình thi công sơn chống thấm chuẩn kỹ thuật và những lưu ý liên quan. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình thi công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.