Trong quá trình thi công sơn nội thất và ngoại thất thì việc gặp các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sơn là điều không thể tránh khỏi. Việc sử dụng sơn không đúng cách, sơn kém chất lượng và thi công không đúng kĩ thuật sẽ dẫn đến những sai lầm. Hãy cùng tìm hiểu về các lỗi kỹ thuật thường gặp khi thi công sơn và một vài cách khắc phục cơ bản để giúp công trình của bạn luôn đảm bảo chất lượng như ý nhé!

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI THI CÔNG SƠN

Màng sơn bị rỗ sau khi thi công

Đây là hiện tượng trên bề mặt sơn có những hạt li ti hoặc bị rỗ do khi thi công sơn có lẫn những vẩy sơn hoặc mẫu sơn khô vì không rửa sạch và vệ sinh dụng cụ sơn không cẩn thận dẫn đến việc vảy sơn còn sót lại. Sơn bị khô trên thành vật chứa hoặc bị bắn bụi bẩn cũng và đặc biệt là vệ sinh bề mặt tường không kỹ để lại lớp bùi dày và nhiều ngay cả sau khi thi công lớp mastic là nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến màng sơn bị rỗ.

Trường hợp màng sơn có lỗ là do kỹ thuật pha sơn quá loãng, bọt khí xuất hiện nhiều trên màng sơn và bám đến khi sơn khô, khi vỡ sẽ tạo thành các lỗ.

Màng sơn bị nhăn

Hiện tượng màng sơn bị nhăn xuất hiện sau khi khô sẽ thấy tường nhăn nheo, sần sùi, không có sự bằng phẳng và mịn màng. Nguyên nhân chủ yếu của sự cố này là do sử dụng con lăn không thích hợp, lông dài và cứng sẽ khiến bề mặt xuất hiện vân lớn, sần sùi.

Bề mặt sơn bị nhăn khi thi công sơn

Bề mặt sơn bị nhăn khi thi công sơn

Ảnh hưởng của thời tiết cũng là một nguyên nhân vì khi sơn ở dưới trời nắng gắt quá sẽ khiến lớp ngoài của sơn bị khô quá nhanh khiến cho việc lớp sơn bên trong chưa kịp khô và dẫn đến bề mặt ngoài bị nhăn. Một nguyên nhân khác đó là do lớp sơn quá dày, sơn không đều nên không khi khô không đồng đều hoặc sơn xong gặp phải trời lạnh hoặc nhiệt độ giảm đột ngột khiến tốc độ khô của lớp trong và ngoài không đều.

Màu sơn không đồng nhất

Đây là hiện tượng rất phổ biến khi chỉ dùng một loại sơn nhưng khi lên màu lại không đều màu do không khuấy sơn kĩ trước khi lăn hoặc do kĩ thuật thợ thi công không đều tay, thiếu khéo léo và tỉ mỉ trong quá trình dặm, sử dụng công cụ sơn khác nhau và pha loãng sơn với tỷ lệ không đồng nhất ở mỗi lần sơn tiếp theo.

Sự phấn hóa

Hiện tượng bề mặt sơn xuất hiện bột trắng dạng phấn, lý do chủ yếu là vì bạn sử dụng loại sơn rẻ tiền, kém chất liệu, pha sơn quá loãng làm giảm kết cấu của sơn và tỷ lệ chất tạo màng trong sơn bị chênh lệch. Yếu tố môi trường và thời tiết xấu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bề mặt khiến sơn màu sơn bị phấn hóa.

Sự phấn hóa là lỗi phổ biến khi thi công sơn

Sự phấn hóa là lỗi phổ biến khi thi công sơn

Màng sơn bị bong tróc

Sau khi sơn khô, hiện tượng màng sơn bị bong tróc xuất hiện do xử lý bề mặt sơn không tốt, các bước thi công không tuân theo hệ thống và nghiêm trọng hơn là do không sử dụng sơn lót trước khi sơn hoàn thiện. Một yếu tố nữa đó là do thi công sơn trong điều kiện không thuân lợi, do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, lượng gió nhiều khiến sự tạo màng không ổn định đã bị phồng rộp, phấn hóa trong thời gian dài.

Màng sơn bị bong tróc nghiêm trọng

Màng sơn bị bong tróc nghiêm trọng

Màng sơn bị phồng rộp

Sau khi sơn khô, màng sơn có hiện tượng hình thành túi bóng khí do thường xuyên bị ẩm ướt và điều kiện thi công không đảm bảo, thời gian thi công từng lớp sơn quá ngắn, không có thời gian cho sơn nghỉ, lớp sơn vẫn ẩm hoặc do sơn ở điều kiện nhiệt độ quá cao, dung môi bay hơi nhanh khiến màng sơn chưa kịp liên kết.

Màng sơn bị phồng rộp mất thẩm mỹ

Màng sơn bị phồng rộp mất thẩm mỹ

Màng sơn bị nứt nẻ sau khi thi công sơn

Sau khi sơn khô hay xuất hiện các vết rạn, vết nứt rất mất thẩm mỹ, nguyên nhân chính là vì sử dụng loại sơn rẻ tiền, chất lượng quá thấp, nguyên vật liệu cấu tạo không đảm bảo. Hoặc trong quá trình thi công đã pha sơn quá loãng, lăn sơn mỏng, sử dụng hai lớp sơn có tính chất co giãn khác nhau.

Một lý do nữa là ngay từ khi sử dụng bả bột mastic đã dùng sản phẩm không đạt chất lượng, dễ gây nứt, rạn hoặc có thể do cấu trúc của đồ vật hoặc tường nhà cần sơn quá yếu.

Màng sơn bị rêu, mốc

Một hiện tượng thường gặp nữa đó là màng sơn xuất hiện những vết đốm, vết mốc sau khi sơn khô vì bề mặt sơn lúc này đang bị ẩm do sơn lớp quá mỏng hoặc chỉ sơn 1 lớp mà bỏ qua bước chống thấm, chống mốc cần thiết. Trường hợp này còn vì vướng phải một điều tối kị trong thi công sơn đó là dùng sơn nội thất để thay thế cho sơn ngoại thất, sơn bên ngoài nhà hoặc lớp sơn lên bề mặt trước đó đã bị mốc sẵn mà không kiểm tra kĩ lưỡng và xử lý triệt để.

Màng sơn bị nấm mốc sau khi thi công

Màng sơn bị nấm mốc sau khi thi công

Màng sơn bị mất màu

Màng sơn bị nhạt màu, phai màu hoặc mất màu là hiện tượng không hiếm gặp, một phần do ảnh hưởng của tia tử ngoại của mặt trời và nhiệt độ quá cao dẫn đến sự phân hủy của mang sơn, một lý do nữa là do sơn bị cháy vì kiềm hóa khi không thi công sơn lót chống kiềm. Nguyên nhân nghiêm trọng hơn là dùng sơn nội thất thay cho ngoại thất, dùng màu không phù hợp mục đích.

Màng sơn bị cháy kiềm

Màng sơn xuất hiện những đốm loang làm mất thẩm mỹ, mất màu, phai màu là hiện tượng độ kiềm của vữa, hồ quá cao đã làm suy yếu chất kết dích của màng sơn khiến mang sơn xuống cấp toàn bộ và vô cùng trầm trọng. Khi thi công không dùng sơn lót chống kiềm hoặc sử dụng lớp hồ vữa quá tươi, bả bột mastic có độ kiềm quá cao.

Màng sơn bị bay màu, mất màu

Màng sơn bị bay màu, mất màu

Màng sơn bị muối hóa

Bề mặt màng sơn xuất hiện các chất trắng như muối, đặc biệt hiện rõ khi sơn màu đậm, màu nổi là do khi thi công sơn không kiểm tra bề mặt tường khi đang còn ẩm và mới. Hoặc do tác động của sự hình thành muối canxi CaCO3 do các hiện tượng thời tiết như mưa, nồm khiến độ ẩm đọng lại trên bề mặt màng sơn.

Màng sơn bị xà phòng hóa

Hiện tượng bề mặt sơn bị biến màu và bị nhớt do hồ vữa mới có độ kiềm quá cao đã phản ứng hóa học với sơn hoặc do các chất xà phòng, chất kiềm đọng lại trên màng sơn một thời gian quá dài, quá lâu mà không xử lý.

Hiện tượng bị muối hóa khi thi công sơn
Hiện tượng bị muối hóa khi thi công sơn

Hiện tượng bị muối hóa khi thi công sơn

Màng sơn bị lệch màu do kỹ thuật thi công sơn

Điều này là do sự chắp vá, dặm vá các sơn khác màu, đây là một lỗi kĩ thuật thi công chủ yếu do tay nghề của thợ sơn còn kém, sử dụng lớp lót không đều hoặc dùng dụng cụ thi công khác nhau để sơn, không để ý kỹ đến nhiệt độ khi dặm vá của các lớp sơn khác nhau cũng do lỗi một phần từ nhà sản xuất vì kiểm soát không cẩn thận khiến sơn bị lẫn màu, trộn màu.

Màng sơn có độ phủ kém

Độ che phủ của màng sơn kém dẫn đến hiện tượng không che hết được lớp nền, do sử dụng loại sơn rẻ tiền có độ che phủ kém hoặc pha sơn quá loãng. Đây cũng là một lỗi kĩ thuật phụ thuộc vào kĩ năng của thợ sơn, nếu thợ sơn tay nghề kém, lăn sơn không đều và gia công không theo trình tự, quy định thì dễ dẫn đến việc màng sơn có độ phủ kém.

Màng sơn bị chảy khi thi công sơn

Bề mặt màng sơn bị chảy, chỗ lồi lõm không bằng phẳng là hiện tượng thường thấy so không vệ sinh kĩ bề mặt cần sơn tước khi thi công khiến còn sót lại nhiều bụi do lớp bột mastics, có thể do pha sơn quá loãng hoặc tay nghề thi công không đều.

Một số cách khắc phụ các lỗi kỹ thuật khi thi công sơn

Đối với màng sơn bị rỗ, nên sử lý các chống thấm bên ngoài, nên chọn các loại sơn chống thấm chất lượng tránh lăn sơn thừa hay sử dụng những loại sơn quá hạn sử dụng, một điều đáng lưu ý nữa là cần chà nhám bề mặt trước khi lăn lại.

Đối với màng sơn bị nhăn, cần cạo bỏ lớp sơn đó đi và vệ sinh lại bề mặt, bắt buộc phải sử dụng lớp sơn lót và đợi sơn khô hoàn toàn trước khi sơn phủ và tránh để sơn tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ hoặc độ ẩm quá cao.

Có thể xử lý hiện tượng phấn hóa bằng cách làm sạch bề mặt, sử dụng giấy nhám để lau sạch vụi phấn, chú ý lăn sơn lót trước sơn phủ.

Các lỗi khi thi công và cách khắc phục

Các lỗi khi thi công và cách khắc phục

Cách xử lý sơn bong tróc cũng rất đơn gian bằng cách xử lý chống thấm tường, trám lại nơi bị bong tróc, hở, chà bỏ lớp sơn cũ bị bong tróc, dùng các loại sơn chống kiềm tốt và dùng sơn phủ theo đúng quy trình 2 lớp.

Đối với hiện tượng sơn bị nứt nẻ thì nên dùng sơn có chất lượng cao khi công, dùng bản ủi và bàn chải để vệ sinh sạch các lớp sơn, chề nhám các góc, toàn bộ bề mặt.

Màng sơn bị rêu mốc cũng là hiện tượng dễ gặp phải và cách xử lý đó là kiểm tra xem màng sơn bị thấm nước ở chỗ nào để xử lý quá trình chống thấm, sử dụng dung dịch tẩy để chà rửa toàn bộ bề mặt. Dùng các loại sơn phủ chất lượng cao và chống kiềm tốt để đảm bảo hơn.

Sơn Meij luôn cung cấp các sản phẩm sơn có chất lượng cao

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các lỗi khi thi công sơn đó là sử dụng các loại sơn rẻ tiền, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái bị trộn lẫn nhiều tạp chất. Sơn Meiji ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại của Nhật Bản, với các nguyên liệu tốt nhất được nhập khẩu 100% từ các nước lớn trên thế giới như Anh, Mỹ, Đức và từ các đối tác hàng đầu như ACC, Tronox, ROHM AND HAAS nên được các chuyên gia tin dùng.

 

Chất lượng sơn Meiji được người Việt tin dùng

Chất lượng sơn Meiji được người Việt tin dùng

Thương hiệu sơn Meiji ngày càng được tin dùng khi nhu cầu đảm bảo độ bền đẹp cho công trình của khách hàng tăng cao, giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình thi công, hiện nay Meiji đang tuyển nhà phân phối đại lý sơn độc quyền để có thể đưa những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng với những chính sách và ưu đãi hấp dẫn.

 

——————————-
CÔNG TY CỔ PHẦN MEIJI VIỆT NAM
02423.461.333
Số 29D2 KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
——————————-
SƠN MEIJI – more color, more life

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.